Đăng nhập
Hội chứng tự kỷ: FDA cảnh báo các phương pháp điều trị tự kỷ không đảm bảo an toàn
Hội chứng tự kỷ không còn là một khái niệm quá xa lạ trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu đã được thực hiện cho tới thời điểm hiện nay thì vẫn chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào được xác định là có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng này.
Chính vì vậy, các loại sản phẩm hay phương pháp điều trị được “quảng cáo” rằng chúng có thể chữa khỏi hội chứng tử kỵ là hoàn toàn không đúng. Điều này cũng đúng với cả những sản phẩm được tuyên bố có khả năng điều trị các triệu chứng của tự kỷ. Thậm chí, một số loại thuốc còn có thể gây nguy hiểm cực lớn cho sức khỏe người dùng.
Trước thực trạng này, Cục Quản lý Thực phầm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang nỗ lực trong quá trình chống lại các tuyên bố không đúng về khả năng chữa trị của các phương pháp điều trị và các loại thuốc này
Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ
Hội chứng tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những rối loạn phức tạp của sự phát triển não bộ. Những rối loạn này gây ra các khó khăn trong việc tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi ở những mức độ khác nhau.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), trung bình cứ 68 trẻ em thì có 1 trẻ em được nhận diện là rối loạn tự kỷ. Rối loạn tự kỷ có thể xảy ra ở tất cả các nhóm chủng tộc, dân tộc trên thế giới và phổ biến hơn ở các bé trai ( trung bình cứ 42 bé trai thì có 1 bé được xác định là có hội chứng tự kỷ). Con số là ở nhóm các bé gái là 1/189.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), trung bình cứ 68 trẻ em thì có 1 trẻ em được nhận diện là rối loạn tự kỷ (Nguồn ảnh: Internet)
Khi được hỏi về vấn đề chữa trị hội chứng tự kỷ, Amy Taylor, M.S., bác sĩ nhi khoa tại FDA cho biết:“Các liệu pháp và sự can thiệp điều trị hiện tại được thiết kế để giải quyết một vài các triệu chứng cụ thể và có thể mang lại những cải thiện nhất định. Tuy nhiên, hội chứng tự kỷ thực tế lại có rất nhiều điểm khác nhau, nhiều triệu chứng riêng biệt đối với từng cá nhân cụ thể.”
Hiện nay, FDA đã chấp nhận một số loại thuốc có khả năng hỗ người dùng điều chỉnh một vài triệu chứng có liên quan đến rối loạn tự kỷ. Ví dụ như FDA đã đồng ý việc sử dụng thuốc chống rối loạn tâm thần như risperidone (đối với bệnh nhân từ 5 đến 16 tuổi” và aripripazole (đối với bệnh nhân từ 6 đến 17 tuổi) đề hỗ trợ điều trị chứng khó chịu của bệnh nhân.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì phương pháp can thiệp hành vi hoặc liệu pháp y tế nào thì việc kiểm tra kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ vẫn là vô cùng cần thiết. Sở dĩ như vậy vì trong thời điểm hiện tại, khi mà con số trẻ em được xác định là mắc hội chứng tự kỷ ngày càng gia tăng, đã có thêm rất nhiều các loại thuốc hay phương pháp trị liệu ra đời nhưng lại chưa được kiểm chứng về tác dụng thực sự và có thể gây ra những nguy hại cho sức khỏe người dùng.
FDA xác định một số phương pháp và sản phẩm điều trị hội chứng tự kỷ nguy hại
Theo Tư lệnh Jason Humbert, MHS, RN - nhân viên điều hành của Cơ quan Quản lý Tiêu dùng FDA (FDA’s Office of Regulatory Affairs) cho biết họ đã tiến hành cảnh báo cũng như triển khai các biện pháp thích đáng đối với các công ty, tổ chức đang có những tuyên bố không đúng về tác dụng sản phẩm của họ trong việc điều điều trị chứng tự kỷ. Trong đó, một số phương pháp điều trị được gọi là những nguy cơ sức khoẻ đáng kể và bao gồm:
1. Phương pháp Chelation – phương pháp thải độc bằng tiêm chất EDTA nhân tạo vào mạch máu để loại bỏ các kim loại nặng như chì và thủy ngân.
Mặc dù đây là một phương pháp điều trị khá phổ biến ở các nước phát triển và được nhiều gia đình áp dụng, tuy nhiên theo thông tin từ phía FDA, các chất chelating chỉ được chấp thuận sử dụng trong điều trị ngộ độc hì, quá tải sắt và phải có chỉ định của bác sĩ, dưới sự giám sát chuyên môn nghiêm ngặt. Sử dụng các chất chelating trong điều trị tự kỷ là chưa có căn cứ khoa học hợp lý, thậm chí việc loại bỏ các khoáng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến mạng sống người sử dụng.

Sử dụng các chất chelating trong điều trị hội chứng tự kỷ là chưa có căn cứ khoa học hợp lý (Nguồn ảnh: Internet)
2. Phương pháp Oxy Cao Áp (Hyperbaric Oxygen Therapy)
Đây là phương pháp trị liệu thông qua việc sử dụng oxy với áp suất tăng cao hơn so với mức bình thường từ 2 đến 3 lần. Phương pháp này đã được FDA chấp thuận sử dụng trong các trường hợp y tế nhất định, ví dụ như hội chứng nghẽn hơi ở thợ lặn bị tai nạn nghề nghiệp. Đối với tự kỷ, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng mình về tác dụng của phương pháp này mặc dù cũng có một số trường hợp đã có sự chuyển biến tiến bộ sau khi áp dụng oxy cao áp.
3. Phương pháp thải độc bằng tắm đất sét: Các sản phẩm đất sét sử dụng trong phương pháp này giúp loại bỏ các chất độc hóa học, chất gây ô nhiểm và kim loại nặng từ cơ thể trong khi tắm. Tuy nhiên, một số sản phẩm đất sét lại được quảng cáo có khả năng cải thiện các triệu chứng tự kỷ là hoàn toàn không đúng.
4. Một số sản phẩm khác
Ngoài các phương pháp đã được đề cập, một số sản phẩm như sữa lạc đà nguyên chất hay những loại dầu khoáng cũng được quảng cáo là có khả năng điều trị tự kỷ và các triệu chứng liên quan đến tự kỷ. Tuy nhiên, những sản phẩm này được FDA đánh giá là không an toàn và không có tác dụng như những gì chúng được quảng cáo.
Hiện nay, các phương pháp kể trên đã du nhập vào Việt Nam và đang được các gia đình có con cái mắc hội chứng tự kỷ tìm kiếm và áp dụng cho con em mình. Thực tế, trong một số trường hợp nhất định, các phương pháp kể trên đã cho thấy những tác dụng tích cực. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng phương pháp có hiệu quả đối với trẻ có dạng tự kỷ này có thể không phù hợp với một trẻ khác vì cá nhân mỗi trẻ tự kỷ lại có những triệu chứng riêng biệt và không giống nhau.
Vậy nên, để đảm bảo an toàn, các bậc cha mẹ cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kì một phương pháp điều trị, can thiệp hay các loại thuốc điều trị hội chứng tự kỷ cho con mình.
Trang Vân
Nguồn:http://vietq.vn/
Bình luận
Tin tức mới Xem tất cả

ĐƯỜNG ĐẾN HẠNH PHÚC

Quán Ong Mật, sáng kiến dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại Hà Nội

Ước mơ bay cao của những chú ong 'khuyết cánh'

QUÁN ONG MẬT

DỰ ÁN: CHUẨN BỊ KỸ NĂNG NGHỀ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ.

HỘI THẢO VỀ ÂM NGỮ TRỊ LIỆU

LỄ KHAI GIẢNG KHOÁ ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU NHI KHOA SAU ĐẠI HỌC 2018 – 2019 TẠI HÀ NỘI

HÃY QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG TRẺ CẦN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

NGÀY NHẬN THỨC VỀ HỘI CHỨNG DOWN

Trị bệnh bằng thú cưng

Hội chứng Down thể khảm là gì?

Vượt qua thách thức chăm con mắc bệnh Down

Hút thuốc có thể tác động qua nhiều thế hệ và tăng nguy cơ tự kỷ

SƯ KHÁC BIÊT GIỮA " QUAN HỆ XÃ HỘI" VÀ " QUAN HỆ GIA ĐÌNH"

THƯ VIỆN CHO NGƯỜI TỰ KỶ TẠI HÀ NỘI

Cú sốc tuổi dậy thì của chàng trai 15 và nỗi đau người mẹ

Cha bỏ việc, mở quán bán mỳ để nuôi con trai tự kỷ

DẠY TRẺ ĐÁNH RĂNG

Hát vì trẻ em tự kỷ: “Tôi đã hiểu, còn bạn?”

1% dân số mắc tự kỷ: Hãy dùng yêu thương để giúp con trẻ

Nuôi dạy trẻ mắc hội chứng Down—Thử thách và phần thưởng

CÁCH CHƠI VỚI TRẺ TỰ KỶ TẠI NHÀ – PHẦN 2

'Đánh thức ban mai'-Cuộc chiến đấu của những bà mẹ có con tự kỷ

Bảo đảm quyền tự chủ và tự quyết của người mắc chứng tự kỷ.

RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC ( SENSORY PROCESSING DISORDERS)

CON BẠN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN LÀ MẮC CHỨNG TỰ KỶ. VẬY RỒI, BÂY GIỜ CHÚNG TA SẼ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU

CÁCH CHƠI VỚI TRẺ TỰ KỶ TẠI NHÀ – PHẦN 1

Giáo án tự kỷ bao nhiêu triệu?

Lỗi cơ bản của những bà mẹ có con chậm nói

9 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ các mẹ cần bỏ túi

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP NƠI TRẺ NHỎ

Dạy ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày

Một số cách giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn

HỌC SINH TỰ KỶ VẼ TRANH TRÊN ÁO DÀI

Vì sao nên can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ trước 3 tuổi?

Chỉ một việc làm nhỏ, cô giáo xinh đẹp đã khiến phụ huynh và hàng ngàn người rơi lệ

Chứng đầu nhỏ ở trẻ, cần điều trị sớm

Người mẹ 6 năm nghỉ làm để ‘cứu’ con tự kỷ

Sẵn sàng đánh đổi 2 tỉ đồng để được nghe con nói

Những lưu ý khi dạy con tự kỷ tại nhà

Chính thức có chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ GD người khuyết tật

Con trai yêu trên những cánh bay

GỬI CÔ GIÁO MẸ!

PHÁT HIỆN SỚM VÀ CAN THIỆP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

PHÁT HIỆN SỚM VÀ CHẨN ĐOÁN TRẺ BỊ BẠI NÃO

Bảo vệ sức khỏe sinh sản cho trẻ thiểu năng trí tuệ và chậm phát triển

ỨNG XỬ VỚI TRẺ TỰ KỶ THẾ NÀO?

Các mẹ bày chiêu khắc phục chứng nói ngọng cho con

HỒ SƠ HỌC HÒA NHẬP CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT

KHI CON CẦN CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT

Cộng đồng đang hiểu sai trầm trọng về người tự kỷ

Dấu hiệu nhận biết trẻ khuyết tật ngôn ngữ

12 bước cần thiết để phát triển ngôn ngữ

“LỚP CON TÔI HỌC CÓ TRẺ TỰ KỶ!”

CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP VỚI TRẺ TỰ KỶ

Khi con cần chăm sóc đặc biệt

Bị gia đình và bạn bè phản đối vì nhận nuôi trẻ bị Down

Xóm "tự kỷ" giữa lòng Sài Gòn

Bảo vệ sức khỏe sinh sản cho trẻ thiểu năng trí tuệ và chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển nếu mẹ thường dùng điện thoại khi cho con bú

Mẹ cần biết biểu hiện con dưới 3 tuổi chậm phát triển

Lãnh vực cần lượng giá cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển

Yêu thương trẻ tự kỷ: Câu chuyện xúc động về người phụ nữ giúp trẻ tự kỷ nói những tiếng đầu tiên!

Sai lầm chết người khiến trẻ bị rối loạn tâm thần

THẦN ĐỒNG BÁCH KHOA MANG CHỨNG TỰ KỶ

NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY CON TỰ KỶ TẠI NHÀ

NHỮNG ĐỨA CON TỰ KỶ

3 BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ CHƠI CÙNG CON TỰ KỶ TẠI NHÀ

KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

DẠY CON TỰ KỶ TUỔI DẠY THÌ – PHẦN 2

DẠY CON TỰ KỶ TUỔI DẠY THÌ – PHẦN 1

HOẠT ĐỘNG TĂNG TẬP TRUNG CHÚ Ý CHO TRẺ

Những dấu hiệu trẻ chậm nói

Tài liệu hỗ trợ can thiệp trẻ KTTT

7 Dấu hiệu nhận biết con bạn bị tăng động giảm chú ý

TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM TẬP TRUNG CHÚ Ý VÀ MỘT SỐ LIỆU PHÁP CAN THIỆP

Giáo dục giới tính cho trẻ KTTT
Tin hoạt động
-
ĐƯỜNG ĐẾN HẠNH PHÚC
22/02/2019 -
Quán Ong Mật, sáng kiến dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại Hà Nội
24/01/2019 -
Ước mơ bay cao của những chú ong 'khuyết cánh'
24/01/2019 -
QUÁN ONG MẬT
09/01/2019 -
CHUẨN BỊ KHAI TRƯƠNG QUÁN ONG MẬT
09/01/2019 -
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Dự án: Chuẩn bị kỹ năng nghề cho trẻ KTTT
01/12/2018
Lượt truy cập
- 1
- 576,448